Nuôi đông trùng hạ thảo tại nhà – đơn giản hơn bạn nghĩ

Nấm đông trùng hạ thảo không còn xa lạ với chúng ta, đây là loại “thần dược” nổi tiếng với những công dụng tuyệt vời.  Đông trùng hạ thảo (hay còn gọi là đông trùng, trùng thảo,..) là một dược liệu quý được mọc ký sinh trên một loài sâu non. Có hiệu quả kinh tế cao nhưng lại rất khó nuôi trồng đạt hiệu quả. Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo hiệu quả bạn cần nuôi trồng theo quy trình khép kín từ khâu phân lập, lai tạo chủng giống.

agrotect nuoi dong trung ha thao
Ảnh: Đông trùng hạ thảo tươi nguyên khối

Vì là một “thảo dược” quý hiếm bậc nhất nên giá của đông trùng hạ thảo lên đến hàng tỷ đồng/kg nếu là sản phẩm tự nhiên. Để tiết kiệm chi phí, nhiều người đã nghiên cứu và tìm hiểu quy trình nuôi đông trùng hạ thảo tại nhà để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân và đời sống của mình 

Khi bắt tay vào nuôi đông trùng hạ thảo tại nhà đạt hiệu quả cần đảm bảo chất lượng qua từng giai đoạn. Đặt biệt giai đoạn quan trọng nhất đó là chọn nguồn giống và quy trình nuôi đạt chất lượng và tối ưu nhất.

Nuôi đông trùng hạ thảo tại nhà bạn cần chuẩn bị các thiết bị

1. Dụng cụ nuôi cấy đông trùng hạ thảo

  • Cân phân tích
  • Que cấy vi sinh 
  • Bình tam giác 
  • Ca đong

2. Các thiết bị tiệt trùng 

  • Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
  • Nồi hấp tiệt trùng

Nuôi đông trùng hạ thảo – Thiết kế phòng nuôi

Phòng nuôi cấy trùng thảo cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi nuôi. Vì vậy cần chuẩn bị thiết kế phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo đúng chuẩn.

1. Phòng cấy

  • Trang bị hệ thống điều hòa mát 
  • Hệ thống đèn 
  • Tủ cấy sinh học 
  • Kệ, giá đựng đồ 

2. Phòng nuôi lắc

  • Trang thiết bị điều hòa 
  • Hệ thống chiếu sáng 24/24
  • Hệ thống máy lắc

3. Phòng ủ tối 

  • Hệ thống điều hòa 
  • Hạn chế ánh sáng, che kín các cửa

4. Phòng nuôi 

  • Hệ thống cấp ẩm 
  • Điều hòa 
  • Thiết bị đo nhiệt độ 
  • Hệ thống chiếu sáng 
  • Kệ, giá nuôi 

5. Phòng thu hoạch

Thời hạn sử dụng của đông trùng hạ thảo tươi không dài. Thế nên, bạn cần chuẩn bị các bước đóng gói và bảo quản thích hợp. Tùy vào hướng phát triển sản phẩm, bạn cần chuẩn bị các trang thiết bị xử lý, bảo quản thích hợp.

Các trang thiết bị cho việc bảo quản trong phòng thu hoạch:

  • Máy sấy thăng hoa.
  • Máy hút chân không.
  • Tủ đông.

Nguyên liệu để nuôi cấy đông trùng hạ thảo

  • Nguyên liệu tự nhiên: Nước dừa, gạo lứt, nhộng tằm, khoai tây, cao nấm men,.. 
  • Nguyên liệu chiết xuất: Glucose, MgSO4, KH2PO4, K2HPO4, Peptone, Agar,.. 

Các giai đoạn nuôi cấy đông trùng tại nhà

Theo chuẩn quy trình nuôi, để nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại nhà cần trải qua 4 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Bắt đầu nuôi sợi đông trùng hạ thảo

Đầu tiên chúng ta cần cấy giống đông trùng hạ thảo vào các lọ cơ chất. Tiếp theo chuyển đến phòng tối và đảm bảo điều kiện môi trường nhiệt độ duy trì 18 – 20 độ C, độ ẩm dao động 75 – 80%, cường độ ánh sáng 1000 lux, chiếu sáng 24 giờ 1 ngày

Sau vài ngày các sợi nấm sẽ ăn kín toàn bộ bề mặt của môi trường sinh khối. Lúc này sẽ đưa tất cả lọ cơ chất sáng giai đoạn 2 

Giai đoạn 2: Tạo quả thể (nuôi sáng) 

Các lọ cơ chất sẽ được đưa đến phòng chiếu sáng để kích thích tạo quả thể. 

Nhiệt độ phòng giữ nguyên từ 18 – 20 độ C, độ ẩm đảm bảo 75 – 80%, cường độ ánh sáng giảm xuống từ 800 – 1000 lux, thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 12 giờ 1 ngày 

Ở giai đoạn này không khí trong phòng phải được lưu thông, nên cần lưu ý mở cửa phòng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút vào sáng sớm và chiều tối. Sau thời gian khoảng vài tuần các sợi nấm sẽ dần xuất hiện trên bề mặt môi trường sinh khối. Lúc này tiếp tục chuyển sang giai đoạn 3

Giai đoạn 3: Nuôi quả thể đông trùng hạ thảo

Thay đổi môi trường và điều kiện lưu giữ các lọ cơ chất. Nhiệt độ cần giữ nguyên, tăng độ ẩm lên 80 – 85%, mỗi ngày vẫn chiếu sáng 12 giờ nhưng giảm độ chiếu sáng xuống còn 700 lux 

Trong giai đoạn này không khí trong phòng vẫn cần được lưu thông bằng cách mở cửa 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều hằng ngày, người trồng cần theo dõi mỗi ngày để kịp thời phân loại cũng như loại bỏ các lọ cơ chất bị mốc. Sau một khoảng thời gian các ngọn nấm trùng thảo bắt đầu mọc dài ra và xuất hiện bào tử nấm

Giai đoạn 4: Thu hoạch đông trùng hạ thảo  

agrotect nuoi dong trung ha thao
Ảnh: Thu hoạch đông trùng hạ thảo

Sau khi ngọn nấm chuyển sang màu vàng hơi sẫm hơn phần thân , lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện và tiến hành thu hoạch. Mở nắp bình, dùng kéo cong tiến hành cắt ngọn xuống sát mặt cơ chất hoặc dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra. Sau khi thu hoạch cần bịt kín miệng bình bằng nilon và tiến hành đưa vào thu thu hoạch lần 2

Chú ý: Muốn tận thu đông trùng hạ thảo đợt 2 đối với bình còn nguồn cơ chất thì phải thu hoạch trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc cho các bình. 

Để hiểu và nắm bắt thêm nhiều thông tin về quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại nhà vui lòng liên hệ với AGROTECT. Hãy để AGROTECT có cơ hội được đồng hành cùng các bạn tạo ra các sản phẩm chất lượng 

Thông tin liên hệ:

AGROTECT là đơn vị cung cấp các dịch vụ Đông Trùng Hạ Thảo toàn diện từ khâu nhân giống, nuôi trồng và xử lý sau thu hoạch. Toàn bộ quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo vận hành mô hình khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm an tâm hơn trong quá trình sử dụng.

AGROTECT hy vọng bạn sẽ thành công với dự án nuôi cấy đông trùng của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho ngay chúng tôi tại đây để được tư vấn và giải đáp sớm nhất!

Share via
Copy link
Powered by Social Snap