Cách nuôi đông trùng hạ thảo đạt chuẩn chất lượng

Cách nuôi đông trùng hạ thảo ngày càng được cải tiến và dễ tiếp cận hơn. Với sức hút từ những tác dụng “thần kì” cho sức khỏe, đông trùng hạ thảo luôn là loại dược liệu được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.

agrotect cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo
Ảnh: Đông trùng hạ thảo nuôi cấy

Tuy nhiên, nguồn đông trùng hạ thảo tự nhiên luôn trong trạng thái “cháy hàng”. Vì nguồn cung không đủ cầu, sự khai thác nhanh dẫn đến khan hiếm, cùng giá thành đắt đỏ. Công nghệ nuôi cấy đông trùng ra đời và ngày càng tân tiến là dấu hiệu đáng vui mừng đối với cả những nhà sản xuất lẫn tiêu dùng. Hiện nay, bạn có thể tìm kiếm và học hỏi cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại nhà, mà vẫn đảm bảo chỉ số dược chất cao.

1. Cách nuôi đông trùng hạ thảo có khó không?

Cách nuôi đông trùng hạ thảo thực tế không khó để tiếp cận. Hiện nay, công nghệ nhân giống ngày càng phát triển. Việc các hộ gia đình, doanh nghiệp mới thành lập thực hiện nuôi cấy tại nhà là hoàn toàn khả thi.

Nuôi cấy đông trùng hạ thảo là phương pháp cấy giống nấm đông trùng vào giá thể hoặc nhộng tằm. Sau đó, mô phỏng phòng nuôi giống với các điều kiện ngoài tự nhiên, như về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Qua đó, giúp bao tử nấm sinh trưởng và phát triển toàn điện. Để cho ra đời thành phẩm đông trùng hạ thảo đạt chỉ số dược chất cao, bạn cần đảm bảo một quy trình nuôi khép kín. Bắt đầu từ khâu phân lập, lai tạo chủng giống, đến khâu nhân sinh khối, đưa vào nuôi trồng, thu hoạch và bảo quản. 

2. Cách nuôi đông trùng hạ thảo – Phân biệt với đông trùng tự nhiên

Về quá trình phát triển của nấm đông trùng

Đông trùng hạ thảo tự nhiên thường xuất hiện trên các dãy núi hoặc cao nguyên quanh dãy Himalaya. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt quanh năm, giá rét, sương dày vào mùa đông, nắng gắt vào mùa hè. Trùng thảo tự nhiên là quá trình ký sinh đặc biệt của chi nấm Ophiocordyceps sinensis vào cơ thể của ấu trùng sâu bướm. Từ đông sang hạ, chi nấm này hấp thụ dưỡng chất từ ấu trùng và phát triển ra khỏi cơ thể của chúng. 

Đông trùng hạ thảo nuôi cấy là thành quả nhân giống đáng tự hào của giới nghiên cứu. Sau khi đã chọn lọc và nuôi trồng thành công chi nấm có hàm lượng dưỡng chất cao và dễ thích nghi với môi trường nhân tạo là Cordyceps Militaris. Nấm đông trùng nhân tạo cũng phát triển trên “vật chủ” là giá thể hoặc nhộng tằm. Sinh trưởng trong điều kiện phòng nuôi mô phỏng gần giống với tự nhiên.

Về hàm lượng dưỡng chất của đông trùng hạ thảo nhân tạo

Đông trùng hạ thảo là tinh túy của đất trời, là món quà quý giá dành tặng sức khỏe. Nếu đảm bảo được quy trình nuôi cấy đạt chuẩn và bảo quản đúng cách, chỉ số dược chất của đông trùng hạ thảo nuôi cấy không quá khác biệt với nấm đông trùng tự nhiên.

Đông trùng hạ thảo chứa hơn 17 loại axit amin và nhiều vitamin dưỡng chất có lợi khác. Các nghiên cứu chuyên sâu gần đây cũng chỉ ra những tác dụng đông trùng hạ thảo mang đến cho sức khỏe như: giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ tim mạch,…

Về hình dáng đông trùng hạ thảo

Bạn sẽ rất dễ dàng phân biệt trùng thảo nuôi cấy với tự nhiên. Với nấm đông trùng tự nhiên, hình dạng ấu trùng sâu với phần thân và chân rõ ràng. Thân nấm mọc dài ra từ phần đầu, có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu.

Với đông trùng nuôi cấy, nấm mọc ra từ giá thể. Đầu nấm dạng chùy, có màu vàng cam. Hoặc nếu nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm, nấm đông trùng mọc ra bất kỳ, ở nơi cấy bào tử nấm.

3. Cách nuôi đông trùng hạ thảo – Các yếu tố ảnh hưởng

agrotect cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo
Ảnh: Phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Điều kiện môi trường phòng nuôi

Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng tại phòng nuôi đóng vai trò quan trọng trong cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Phòng nuôi phải đảm bảo nhiệt độ ở mức 18 đến 20 độ C. Độ ẩm không khí và cường độ ánh sáng phải được thay đổi thích hợp theo từng giai đoạn phát triển của nấm. 

Phòng nuôi gần như mô phỏng lại điều kiện môi trường ngoài tự nhiên. Thế nên, bạn cần theo dõi và đảm bảo đúng quy chuẩn để nấm đông trùng phát triển toàn diện.

Chất lượng giống 

Rất nhiều loại chi nấm có thể phát triển trên ấu trùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra hai loại chứa hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Một trong hai loại được nuôi cấy thành công hiện nay là Cordyceps Militaris. 

Vậy nên, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ khi tìm giống nấm. Hãy lựa chọn các thương hiệu, cơ sở uy tín, còn nguồn giống đạt chuẩn, có giấy tờ kiểm định chất lượng. Giống phải khỏe mạnh, có sức sống tốt vượt qua được môi trường khắc nghiệt và chứa hàm lượng dưỡng chất cao.

Kỹ thuật nuôi cấy hiện đại đạt chuẩn 

Quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo cần đảm bảo rất nhiều khâu kỹ thuật lẫn áp dụng công nghệ cao. Các trang bị hiện đại dường như có mặt trong hầu hết các giai đoạn. Vì thế, đòi hỏi người nuôi phải nắm rõ các kiến thức thực tiễn. Từ kỹ thuật cấy giống, nuôi lắc, đến kích sáng, chăm sóc, loại bỏ phần hỏng mốc, và bảo quản. 

Thế nên, bạn cần chú tâm và nhẫn nại, cũng như tìm hiểu thật kỹ nguồn thông tin, cách nuôi cấy đông trùng để không lãng phí thời gian và công sức.

Cách bảo quản đông trùng hạ thảo 

Sau khi thu hoạch, đông trùng hạ thảo tươi có hạn sử dụng rất ngắn. Tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá lâu, nấm đông trùng sẽ bị mất màu, giảm hàm lượng dưỡng chất. Thế nên, tùy theo định hướng phát triển sản phẩm bạn mong muốn mà có những cách bảo quản và chế biến thích hợp. Bạn có thể hút chân không bảo quản trong ngăn đông, sấy khô, ngâm rượu,..

4. Cách nuôi đông trùng hạ thảo – Phòng nuôi đạt chuẩn

Phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Tùy vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp bạn, mà sẽ thiết kế phòng nuôi hợp lý. Đối với các cơ sở sản xuất nuôi cấy đông trùng, phòng nuôi tối thiểu khoảng 20 mét vuông. Được lắp đặt giàn giá kệ đỡ vững chắc, cùng với cửa sổ thông khí. Môi trường phòng phải đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, tránh nấm mốc.

Phòng nuôi cần lắp đặt các trang bị cần thiết như:

  • Hệ thống chiếu sáng với cường độ cao.
  • Hệ thống điều hòa nhiệt độ, mức nhiệt khoảng 18 đến 20 độ C.
  • Máy phun sương để đảm bảo độ ẩm không khí.
  • Quạt thông gió để cấp và hút khí.
  • Sàn nhà lát gạch men để dễ lau chùi và khử trùng.

Trang thiết bị cần lắp đặt

Các trang thiết bị nuôi đông trùng hạ thảo sẽ hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật trong từng giai đoạn nuôi cấy. Ta có thể kể đến các máy như:

  • Cân phân tích
  • Máy khuấy từ
  • Nồi hấp tiệt trùng
  • Tủ cấy vi sinh
  • Dao cấy số 11
  • Máy lắc

5. Cách nuôi đông trùng hạ thảo đạt chuẩn

agrotect cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo
Ảnh: Nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Tạo giá thể nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Tạo giá thể nuôi nấm đông trùng hạ thảo là cách nuôi cấy phổ biến hiện nay. Giá thể nuôi đông trùng hạ thảo là hỗn hợp dung dịch gồm: nước dừa, gạo lứt và nhộng tằm. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng trực tiếp nuôi dưỡng nấm đông trùng. 

Bạn có thể làm giá thể trực tiếp tại nhà. Trộn các nguyên liệu: nước dừa, gạo lứt và nhộng tằm với tỉ lệ 1,5:1,2:5. Tiếp theo thêm vào một số hoạt chất rồi sẽ mang đi xay nhuyễn. Sau đấy hỗn hợp được cho vào các lọ cơ chất, chuyển qua hấp tiệt trùng và làm mát, sẽ được mang vào phòng nuôi cấy.

4 giai đoạn nuôi cấy đông trùng hạ thảo cơ bản

Đây là cách nuôi đông trùng hạ thảo cơ bản và dễ thực hiện. Các bạn có thể tham khảo.

Giai đoạn 1: Nuôi sợi

Đông trùng hạ thảo sẽ được cấy vào giá thể, bên trong các lọ cơ chất và mang đi ủ kín.

  • Nhiệt độ phòng nuôi vào khoảng 18 đến 20 độ.
  • Độ ẩm không khí 75 đến 80%.

Khi nấm phát triển kín bề mặt sinh khối, bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Tạo quả thể

Các lọ cơ chất ở giai đoạn này sẽ được mang đi kích sáng. Giai đoạn này điều kiện phòng nuôi sẽ ở các mức như:

  • Thời gian chiếu sáng 12 tiếng mỗi ngày với cường độ 1000 Lux.
  • Nhiệt độ 18 đến 20 độ C.
  • Độ ẩm từ 75% đến 80%.

Lưu ý, ở giai đoạn này cần cửa mở cửa sổ thông thoáng khí 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần 30 phút vào sáng sớm và chiều tối. Sau một thời gian nhất định, các sợi nấm sẽ xuất hiện trên bề mặt sinh khối. Như vậy đã đủ điều kiện bước sang giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Nuôi quả thể

Trong giai đoạn này của cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo, độ ẩm và cường độ ánh sáng sẽ có thay đổi. Cụ thể:

  • Nhiệt độ vẫn như giai đoạn 2.
  • Độ ẩm không khí từ 80% đến 85%.
  • Thời gian chiếu sáng 12 giờ mỗi ngày, cường độ là 700 Lux.
  • Vẫn mở cửa phòng 2 lần, mỗi lần 30 phút.

Ngoài ra, đây là giai đoạn quan trọng, bạn cần theo sát sự phát triển của nấm. Ghi chép thông tin đầy đủ, cũng như thường xuyên kiểm tra. Khi phát hiện thấy nấm mốc, cần phân loại và loại bỏ kịp thời.

Giai đoạn 4: Thu hoạch

Khi bạn quan sát thấy các sợi nấm chuyển vàng đậm hơn phần thân, đây cũng là lúc thu hoạch đông trùng hạ thảo.

Nấm đông trùng hạ thảo luôn là dược liệu có sức hút lớn trên thị trường. Tiềm năng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh cũng ngày càng cao. Thế nên, cách nuôi cấy đông trùng hạ thảo ngày càng được cải tiến và tiếp cận. Yếu tố quan trọng cần phải đảm bảo là kỹ thuật nuôi trồng lẫn thiết kế phòng nuôi cũng như khâu chọn giống và bảo quản. Có như vậy, thành phẩm đông trùng hạ thảo mới chứa hàm lượng dưỡng chất cao. AGROTECT luôn sẵn sàng tư vấn cũng như hỗ trợ bạn toàn diện trong quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Thông tin liên hệ:

AGROTECT là đơn vị cung cấp các dịch vụ Đông Trùng Hạ Thảo toàn diện từ khâu nhân giống, nuôi trồng và xử lý sau thu hoạch. Toàn bộ quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo vận hành mô hình khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm an tâm hơn trong quá trình sử dụng.

AGROTECT hy vọng bạn sẽ thành công với dự án nuôi cấy đông trùng của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho ngay chúng tôi tại đây để được tư vấn và giải đáp sớm nhất!

Share via
Copy link
Powered by Social Snap